Khai thuế giá trị gia tăng
Điều 11. Khai thuế giá trị gia tăng
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia
tăng cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia
tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực
thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực
hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền
gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế
giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng
phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý,
giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối
với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn
uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke.
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực
thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ
sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng
cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị
trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực
hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Đối với trường hợp người nộp thuế có dự án kinh
doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có
trụ sở chính, có thành lập đơn vị trực thuộc (chi nhánh, Ban quản lý
dự án…) thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản
với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động
sản.
Ví dụ 12: Công ty kinh doanh bất động sản A có trụ
sở tại Hà Nội, Công ty là chủ đầu tư dự án phát triển nhà tại
thành phố Đà Nẵng, Công ty thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng để quản
lý dự án thì chi nhánh Công ty A phải thực hiện đăng ký thuế, khai
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh
bất động sản này tại Đà Nẵng.
Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh
doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản
để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì
khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT.
d) Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ
sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh
thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế
toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa
phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm,
kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng
làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện
hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ
sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực
thuộc. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ
sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng
hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng
hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế
GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh thu của sản phẩm
sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh
thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản
xuất.
Trường hợp tổng số thuế giá trị gia tăng phải
nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc do người nộp
thuế xác định theo nguyên tắc nêu trên lớn hơn số thuế giá trị gia tăng
phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế
tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất
trực thuộc như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương
nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định bằng (=) số thuế giá
trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x)
với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng
của sản phẩm do cơ sở trực thuộc sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng
loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh
thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra
của toàn doanh nghiệp. Nếu người nộp thuế không phát sinh số thuế
phải nộp tại trụ sở chính thì người nộp thuế không phải nộp thuế
cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Người nộp thuế phải lập và gửi “Bảng phân bổ
thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương
nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán”
theo mẫu số 01-6/GTGT kèm theo Thông tư này cùng với hồ sơ khai thuế
tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời gửi một bản Bảng phân
bổ mẫu số 01-6/GTGT nêu trên tới các cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ
sở sản xuất trực thuộc.
Căn cứ số thuế giá trị gia tăng được phân bổ giữa
địa phương nơi đóng trụ sở chính của người nộp thuế và các địa
phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên Bảng phân bổ theo mẫu số
01-6/GTGT nêu trên, người nộp thuế lập chứng từ nộp thuế giá trị gia
tăng cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ
sở sản xuất trực thuộc.
Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào
tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với
cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có
cơ sở sản xuất trực thuộc.
Ví dụ 13: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn
vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại
Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng áp dụng
thuế suất thuế GTGT là 10% và do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 8/2014: doanh thu theo giá
chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy
ở Hải Phòng là 500 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia
tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu.
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính của công ty A
(theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 25 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng
là:
500 triệu x 2% = 10 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên
là:
600 triệu x 2% = 12 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội
là:
25 triệu - 10 triệu - 12 triệu = 3 triệu đồng.
Ví dụ 14: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 3 nhà
máy sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại
Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính
xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 9/2014: doanh thu theo giá
chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy
ở Hải Phòng là 500 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia
tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu;
doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất
ra tại nhà máy ở Hà Nội là 200 triệu.
Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của Công
ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 20 triệu đồng.
Theo nguyên tắc tạm nộp tại các địa phương theo tỷ
lệ 2% doanh thu đối với hàng hóa chịu thuế 10%, Công ty A xác định số
thuế GTGT phải nộp cho Hải Phòng và Hưng Yên là: 500 triệu x 2% + 600
triệu x 2% = 22 triệu. Như vậy khi xác định theo nguyên tắc này thì số
thuế phải nộp cho các địa phương sẽ lớn hơn số thuế GTGT phải nộp
của Công ty A tại trụ sở chính. Vì vậy, Công ty A tự phân bổ số thuế
GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:< /FONT >
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng
là:
20 triệu x 500 triệu / (500 triệu + 600 triệu +200
triệu) = 7.69 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên
là:
20 triệu x 600 triệu / (500 triệu + 600 triệu + 200
triệu) = 9.23 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội
là:
20 triệu - 7.69 triệu - 9.23 triệu = 3.08 triệu
đồng.
Ví dụ 15: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn
vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại
Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất
bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 10/2014: doanh thu theo giá
chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy
ở Hải Phòng là 400 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia
tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 500 triệu.
Tháng 10/2014, Công ty A không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở
chính. Công ty A cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng cho Hải
Phòng và Hưng Yên.
đ) Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh
doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển
nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại
điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại
địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây
gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng
bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai
thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng,
lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại
tỉnh.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý,
giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối
với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và
chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Ví dụ 16: Công ty A trụ sở tại Hải Phòng, ký hợp
đồng cung cấp xi măng cho Công ty B có trụ sở tại Hà Nội, theo hợp
đồng, hàng hóa sẽ được Công ty A giao tại công trình mà công ty B đang
xây dựng tại Hà Nội, thì hoạt động bán hàng này không được gọi là
bán hàng vãng lai ngoại tỉnh. Công ty A thực hiện kê khai thuế GTGT tại
Hải Phòng, không phải thực hiện kê khai bán hàng vãng lai đối với
doanh thu từ hợp đồng bán hàng cho Công ty B tại Hà Nội.
Ví dụ 17: Công ty B có trụ sở tại thành phố Hồ
Chí Minh, có các kho hàng tại Hải Phòng, Nghệ An không có chức năng
kinh doanh. Khi Công ty B xuất bán hàng hóa tại kho ở Hải Phòng cho Công
ty C tại Hưng Yên thì Công ty B không phải kê khai thuế GTGT bán hàng
vãng lai tại địa phương nơi có các kho hàng (Hải Phòng, Nghệ
An).
Ví dụ 18:
- Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, ký hợp đồng
với Công ty B chỉ để thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình
được xây dựng tại Sơn La mà Công ty B là chủ đầu tư thì hoạt động này
không phải hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh. Công ty A
thực hiện khai thuế GTGT đối với hợp đồng này tại trụ sở chính tại
Hà Nội, không phải thực hiện kê khai tại Sơn La.
- Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, ký hợp đồng
với Công ty C để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao
gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Sơn La mà Công ty C là chủ
đầu tư thì Công ty A thực hiện khai thuế GTGT xây dựng vãng lai đối với
hợp đồng này tại Sơn La.
Ví dụ 19: Công ty B trụ sở tại Hà Nội bán máy
điều hòa cho khách tại Hòa Bình (bao gồm cả lắp đặt) thì Công ty B
không phải nộp vãng lai tại Hòa Bình.
Ví dụ 20: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội mua 10
căn nhà thuộc 1 dự án của Công ty B tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó
Công ty A bán lại các căn nhà này và thực hiện xuất hóa đơn cho khách
hàng C thì Công ty A phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt
động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo tỷ lệ % doanh thu với
cơ quan thuế tại thành phố Hồ Chí Minh.
e) Trường hợp người nộp thuế có công trình xây
dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng
đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu,
dẫn khí,..., không xác định được doanh thu của công trình ở từng địa
phương cấp huyện, tỉnh thì người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng
của doanh thu xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai thuế
giá trị gia tăng tại trụ sở chính.
2. Khai thuế giá trị gia tăng
a) Khai thuế giá trị gia tăng là loại khai thuế
theo tháng trừ các trường hợp hướng dẫn tại điểm b, c, d khoản
này.
b) Khai thuế giá trị gia tăng theo
quý.
b.1) Đối tượng khai thuế GTGT theo
quý
Khai thuế theo quý áp dụng đối với
người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hóa và
cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở
xuống.
Trường hợp người nộp thuế mới bắt
đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được
thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ
năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá,
dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện
khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Ví dụ 21:
- Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt sản
xuất kinh doanh từ tháng 1/2014 thì từ kỳ khai thuế tháng 1/2014 đến
kỳ khai thuế tháng 12/2014, doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo
tháng. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2014 (đủ 12 tháng của
năm dương lịch) để xác định năm 2015 thực hiện khai thuế tháng hay khai
quý.
- Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động
sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2013 thì từ kỳ khai thuế tháng 8/2013
đến kỳ khai thuế tháng 12/2014, doanh nghiệp B thực hiện khai thuế GTGT
theo tháng. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2014 (đủ 12 tháng
của năm dương lịch) để xác định năm 2015 thực hiện khai thuế theo tháng
hay theo quý.
Người nộp thuế có trách nhiệm tự
xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay kê khai thuế theo quý
để thực hiện khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều
kiện và thuộc diện khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế
theo tháng thì gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm
nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên
của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
b.2) Thời kỳ khai thuế theo quý
Việc thực hiện khai thuế theo quý hay
theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3
năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày
01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2016.
Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo
quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ
quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai
thuế ổn định này trên 20 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện
để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ
năm tiếp theo của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp
thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo
tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra,
cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai
thuế ổn định này từ 20 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều
kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó
thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc
quý từ năm tiếp theo của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn
định.
Ví dụ 22: Doanh nghiệp C năm 2012 có
tổng doanh thu là 18 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ
ngày 01/7/2013. Doanh thu của năm 2013; 2014; 2015 hoặc 2016 do doanh nghiệp
kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết
luận là 25 tỷ đồng thì doanh nghiệp C vẫn tiếp tục thực hiện khai
thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu
kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 23: Doanh nghiệp D năm 2012 có
tổng doanh thu là 27 tỷ đồng nên thực hiện khai thuế GTGT theo tháng.
Doanh thu năm 2013 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung)
hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 18 tỷ đồng thì doanh nghiệp D
vẫn thực hiện khai thuế GTGT theo tháng đến hết năm 2016. Từ năm 2017
sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm
2016.
Ví dụ 24: Doanh nghiệp E năm 2012 có
tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 17 tỷ đồng nên thuộc diện khai
thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Năm 2014, cơ quan thuế thanh tra kết
luận doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 5 tỷ so với số liệu
kê khai là 22 tỷ, thì từ năm 2015 đến hết năm 2016 doanh nghiệp E thực
hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai
thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 25: Doanh nghiệp G năm 2012 có
tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 17 tỷ đồng nên thuộc diện khai
thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Năm 2014, Doanh nghiệp G tự khai bổ
sung doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 5 tỷ so với số liệu
kê khai là 22 tỷ, thì từ năm 2015 đến hết năm 2016 doanh nghiệp G thực
hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai
thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 26: Doanh nghiệp H thành lập
tháng 7/2013, tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT năm 2014 dưới 20 tỷ
thì doanh nghiệp H được khai thuế theo quý từ năm 2015 đến hết năm 2016.
Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu
của năm 2016.
b.3) Cách xác định doanh thu bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối
tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá
trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả
doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá
trị gia tăng).
- Trường hợp người nộp thuế thực
hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực
thuộc.
c) Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính
theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp
đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
d) Khai thuế giá trị gia tăng theo từng
lần phát sinh đối với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.
3. Khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ là người nộp thuế tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật về thuế
GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp
dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT
ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo
mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua
vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế
suất 0% theo mẫu số 01-3/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng
hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng, quý theo mẫu số
01-4A/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp
người nộp thuế phân bổ số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong
tháng, quý theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế
giá trị gia tăng trên tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra của
tháng, quý).
- Bảng kê khai điều chỉnh thuế giá trị gia tăng
đầu vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT ban hành kèm
theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế tính
phân bổ lại số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong năm theo tỷ
lệ (%) doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng
trên tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra của năm). Số liệu điều
chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào phân bổ được khấu trừ
được tổng hợp vào Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng mười hai hoặc
của quý 4 của năm.
- Bảng kê số thuế giá trị gia tăng đã nộp của
doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng
bất động sản ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông
tư này.
- Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng
trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc
không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có) theo mẫu số 01-6/GTGT kèm
theo Thông tư này.
- Bảng kê số lượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy
bán ra theo mẫu số 01-7/GTGT (áp dụng đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô,
xe hai bánh gắn máy).
c) Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang
trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư
và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua
vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của hoạt
động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số
thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự
án đầu tư mà chưa được bù trừ hết theo mức quy định của pháp luật
về thuế GTGT thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu
tư.
Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư tại
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành
phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt
động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, thì người nộp thuế
lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại cơ quan thuế
quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính.
số thuế GTGT của hàng
hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư theo mức quy định của
pháp luật về thuế GTGT thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án
đầu tư.
Trường hợp người nộp thuế có quyết định thành
lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở
chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều
dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có
con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã
đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi
nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi
đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn
thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp
thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế
giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế
giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp
mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề
nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định với cơ quan thuế quản lý
trực tiếp.
Ví dụ 27: Doanh nghiệp A có trụ sở chính tại Hà
Nội, có dự án đầu tư tại Hải Phòng, đồng thời có thành lập Ban
Quản lý dự án hoặc chi nhánh tại Hải Phòng để thay mặt người nộp
thuế trực tiếp quản lý dự án đầu tư này;
Ban Quản lý dự án hoặc
chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi
tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản
lý dự án hoặc chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng với cơ quan
thuế tại Hải Phòng.
Ví dụ 28: Doanh nghiệp A có trụ sở tại Hà Nội,
năm 2014 có dự án xây dựng nhà máy thép ở Hải Phòng (dự án gồm 3
tổ hợp), dự án đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa
đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, doanh nghiệp A lập hồ sơ khai thuế
riêng cho dự án đầu tư và nộp tại cơ quan thuế Hà Nội - nơi đóng trụ
sở chính, và thực hiện hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư tại Hà Nội.
Đến năm 2017, Nhà máy thép Hải phòng đã đăng ký kinh doanh, đăng ký
thuế có tổ hợp thứ nhất đi vào hoạt động và có doanh thu đầu ra thì
nhà máy thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại Hải
Phòng. Đối với tổ hợp thứ hai và tổ hợp thứ ba vẫn đang trong giai
đoạn tiếp tục xây dựng thì Nhà máy thực hiện kê khai thuế GTGT riêng
cho dự án đầu tư, bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của Nhà máy và
đề nghị hoàn thuế GTGT tại Hải Phòng
Ví dụ 29: Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng, kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp A có dự án xây dựng
nhà chung cư để bán thì đây là hoạt động sản xuất kinh doanh chính
của doanh nghiệp, không thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT theo dự
án đầu tư.
Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư
bao gồm:
- Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo mẫu
số 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua
vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư và
phải thực hiện bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch
vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của
hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện thì việc kê khai thuế giá
trị gia tăng của dự án đầu tư theo tháng hay quý được thực hiện cùng
với việc kê khai thuế giá trị gia tăng của trụ sở chính.
4. Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp
trực tiếp trên giá trị gia tăng
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo
phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là người nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định
pháp luật về thuế GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/quý tính
theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là Tờ khai thuế giá
trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư này.
5. Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp
trực tiếp trên doanh thu
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo
phương pháp trực tiếp trên doanh thu là người nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp trên doanh thu theo quy định pháp luật về thuế
GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/quý tính
theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế giá trị gia
tăng mẫu số 04/GTGT và Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo
mẫu số 04-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần
phát sinh tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế
giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động
kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển
nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp hướng dẫn tại
điểm c khoản 1 Điều này.
a) Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt,
bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì khai
thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối
với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% trên
doanh thu hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng với cơ quan
Thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt
động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng
bất động sản ngoại tỉnh là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số
05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt
động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng
bất động sản ngoại tỉnh được nộp theo từng lần phát sinh doanh thu.
Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng
thì người nộp thuế có thể đăng ký với Cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai
thuế để nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
d) Khi khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực
tiếp, người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế
giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán
hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh trong hồ sơ khai
thuế tại trụ sở chính. Số thuế đã nộp (theo chứng từ nộp tiền
thuế) của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai,
chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh được trừ vào số thuế giá trị
gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng của người nộp
thuế tại trụ sở chính.
7. Chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế
giá trị gia tăng
Người nộp thuế đang áp dụng tính thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp trực tiếp, nếu đáp ứng điều kiện tính thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật
về thuế GTGT; hoặc người nộp thuế đang áp dụng tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ chuyển sang phương pháp trực tiếp thì
gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc
chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT
ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế từ 01/01/2014 thuộc đối
tượng được tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo quy định của
pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì gửi văn bản thông báo đến cơ
quan thuế quản lý trực tiếp về việc áp dụng phương pháp tính thuế
giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư
này.
Người nộp thuế phải gửi Thông báo về việc áp
dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước
ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện
phương pháp tính thuế mới hoặc năm người nộp thuế tự nguyện áp dụng
theo phương pháp khấu trừ.
8. Hướng dẫn khai thuế giá trị gia tăng, lập bảng
kê hóa đơn bán ra, hóa đơn mua vào trong một số trường hợp cụ
thể
a) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động
đại lý
- Người nộp thuế là đại lý bán hàng hoá, dịch
vụ hoặc là đại lý thu mua hàng hóa theo hình thức bán, mua đúng giá
hưởng hoa hồng không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa,
dịch vụ bán đại lý; hàng hóa thu mua đại lý nhưng phải khai thuế giá
trị gia tăng đối với doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng.
Hóa đơn đầu
ra, đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán đại lý và hàng hóa thu mua
đại lý được khai trên bảng kê mẫu số 01-1/GTGT và mẫu số 01-2/GTGT; số
liệu tổng hợp về hàng hóa, dịch vụ bán đại lý, hàng hóa thu mua
đại lý trên hai bảng kê này không được sử dụng làm căn cứ để lập Tờ
khai thuế giá trị gia tăng.
- Đối với các hình thức đại lý khác thì người
nộp thuế phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ
bán hàng đại lý; hàng hóa thu mua đại lý và thù lao đại lý được
hưởng.
b) Người nộp thuế kinh doanh vận tải thực hiện
nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải
với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
c) Người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế có hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý, kê khai thuế giá
trị gia tăng như sau:
- Đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
tính thuế theo phương pháp khấu trừ, người nộp thuế lập hồ sơ khai
thuế theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Đối với hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý,
người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều
này.
d) Người nộp thuế kinh doanh dịch vụ cho thuê tài
chính không phải nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ
cho thuê tài chính, mà chỉ nộp Bảng kê hóa đơn hàng hoá, dịch vụ bán
ra theo mẫu số 01-1/GTGT và Bảng kê hóa đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào
theo mẫu số 01-2/GTGT, trong đó chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng mua vào
chỉ ghi tiền thuế giá trị gia tăng của tài sản cho thuê phù hợp với
hóa đơn giá trị gia tăng lập cho doanh thu của dịch vụ cho thuê tài
chính trong kỳ kê khai. Người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế đối
với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính.
đ) Khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động
xuất, nhập khẩu uỷ thác hàng hoá
Người nộp thuế nhận xuất, nhập khẩu ủy thác
hàng hóa không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhận
xuất, nhập khẩu ủy thác (trong trường hợp hợp đồng ủy thác không có
nội dung ủy thác về thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT thay cho đối tượng
ủy thác) nhưng phải khai thuế giá trị gia tăng đối với thù lao ủy
thác được hưởng. Hóa đơn đầu ra, đầu vào của hàng hóa nhận xuất,
nhập khẩu ủy thác được khai trên bảng kê mẫu số 01-1/GTGT và mẫu số
01-2/GTGT; số liệu tổng hợp về hàng hóa nhận ủy thác xuất, nhập
khẩu trên hai bảng kê này không được sử dụng làm căn cứ để lập Tờ
khai thuế giá trị gia tăng.
e) Việc lập các Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua
vào, bán ra kèm theo Tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế trong một số
trường hợp được thực hiện như sau:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp
cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính,
viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, mua,
bán vàng, bạc, đá quý và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác
thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng
hóa đơn.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua lẻ, bảng kê tổng
hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất, không
phải kê chi tiết theo từng hóa đơn.
- Đối với cơ sở kinh doanh ngân hàng có các đơn vị
trực thuộc tại cùng địa phương thì các đơn vị trực thuộc phải lập
Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra để lưu tại cơ sở chính. Khi
tổng hợp lập Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra, cơ sở chính
chỉ tổng hợp theo số tổng hợp trên Bảng kê của các đơn vị phụ
thuộc.
9. Trường hợp cơ sở kinh doanh uỷ nhiệm cho bên thứ
ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ thì bên được uỷ
nhiệm lập hóa đơn không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh
thu bán hàng hoá, dịch vụ được uỷ nhiệm lập hóa đơn. Cơ sở kinh doanh
uỷ nhiệm lập hóa đơn có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối
với doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ đã ủy nhiệm cho bên thứ ba lập
hóa đơn.
10. Việc khai thuế giá trị gia tăng để xác định
số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khoán thực hiện
theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
11. Khai thuế GTGT đối với dự án ODA, viện trợ
nhân đạo, miễn trừ ngoại giao
a) Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại, Văn
phòng đại diện nhà tài trợ Dự án ODA; tổ chức, cá nhân nước ngoài,
tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo thuộc diện được
hoàn thuế GTGT; đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao không phải
khai thuế GTGT hàng tháng.
b) Chủ dự án ODA thuộc diện không được hoàn thuế
GTGT thực hiện khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu số 01/GTGT ban hành
kèm theo Thông tư này và gửi Cục thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi
thực hiện dự án.
c) Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc
diện được hoàn thuế GTGT, thực hiện khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu
số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Cục thuế quản lý
trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án.
Trường hợp chủ dự án ODA và nhà thầu nước ngoài
theo hướng dẫn tại điểm b và c nêu trên thực hiện dự án ODA có liên
quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ khai thuế gửi Cục thuế quản lý trực
tiếp nơi chủ dự án, nhà thầu nước ngoài đóng trụ sở chính.
12. Đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn GTGT
cho hoạt động không phải tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật về
thuế GTGT thì người nộp thuế vẫn thực hiện khai trên bảng kê mẫu số
01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này, không phải tổng hợp lên Tờ khai
thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này .