Phần thứ nhất:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành
phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp
tác xã.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN,
công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính. Doanh nghiệp có quy mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp mình và phải
thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển
đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải
thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan
Thuế.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù
như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế
độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho
ngành ban hành.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con thực hiện chế độ
kế toán theo quy định của công ty mẹ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán này nếu có
nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản
của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
2. Chế độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ
sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy
đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do
không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không
phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bảng kèm theo).
2.1. Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ
2.2. Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy
đủ
2.3. Các chuẩn mực kế toán không áp dụng
3. Chữ số, chữ viết, đơn vị tính sử dụng trong kế
toán
- Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số
Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ,
nghìn tỷ, ... phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số
hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn
vị.
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”,
ký hiệu quốc tế là “VND”). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo
tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ
giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại
ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
- Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động áp dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường
khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Kỳ kế toán
Kỳ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là kỳ kế
toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01
tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có
đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là
mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng
đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau
và thông báo cho cơ quan Thuế biết.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và nộp báo cáo tài chính
cho các cơ quan Nhà nước theo kỳ kế toán năm.
5. Kiểm kê tài sản
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận
và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có
tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ
kế toán.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải kiểm kê tài sản trong các trường
hợp sau:
- Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài
chính;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt
động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
- Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường
khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi kiểm kê tài sản, doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng
hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế
kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác
định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý
vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình
thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê
phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
6. Công khai báo cáo tài chính
6.1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ
và vừa gồm:
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu;
- Trích lập và sử dụng các quỹ;
- Kết quả hoạt động kinh doanh;
- Thu nhập của người lao động.
6.2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình
thức:
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo bằng văn bản;
- Niêm yết;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp tư nhân và
công ty hợp danh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 60
ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa khác thời hạn công khai báo cáo tài chính chậm nhất là
120 ngày.
7. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
7.1. Loại tài liệu kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lưu
trữ, gồm:
- Chứng từ kế toán;
- Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp;
- Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
- Tài liệu khác có liên quan đến kế toán như: Các loại hợp
đồng; Quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi
nhuận; Quyết định miễn giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế; Báo cáo
kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; Các tài liệu liên quan đến
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; Các tài liệu liên quan đến giải thể,
phá sản, chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình
thức sở hữu; Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và các tài liệu
khác có liên quan đến kế toán.
7.2. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán phải được doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo quản
đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Người làm kế toán có trách
nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử
dụng.
Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của
pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán. Trường hợp tài liệu kế
toán bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có
biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu bị tạm giữ, bị tịch thu, bị
mất hoặc bị huỷ hoại. Đối với chứng từ kế toán chỉ có một bản
chính nhưng cần phải lưu trữ ở cả hai nơi thì một trong hai nơi được
lưu trữ bản chứng từ sao chụp. Chứng từ kế toán sao chụp để lưu trữ
phải được chụp từ bản chính và phải có chữ ký và dấu xác nhận
của đơn vị lưu bản chính.
Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm tổ chức
bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ và hợp
pháp của tài liệu kế toán.
Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống,
phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời
gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
7.3. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nào được lưu trữ tại kho
của doanh nghiệp đó. Kho lưu trữ phải có đầy đủ thiết bị bảo quản
và điều kiện bảo quản bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ theo
quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thuê tổ chức
lưu trữ thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng ký
kết giữa các bên.
Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa giải thể, phá
sản bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong
thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến việc giải thể,
phá sản được lưu trữ tại nơi theo quyết định của Giám đốc doanh
nghiệp.
Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời
hạn lưu trữ của các doanh nghiệp được chia, tách thành hai hay nhiều
doanh nghiệp mới được xử lý theo quy định sau: Nếu tài liệu kế toán
phân chia được cho đơn vị kế toán mới thì phân chia và lưu trữ tại
doanh nghiệp mới; nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu
trữ tại đơn vị kế toán bị chia hoặc bị tách hoặc lưu trữ tại nơi
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách doanh
nghiệp. Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách thì lưu trữ tại các
doanh nghiệp mới chia, tách.
Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời
hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến sáp nhập các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thì lưu trữ tại doanh nghiệp nhận sáp
nhập.
7.4. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
7.4.1.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm,
gồm:
- Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên
của doanh nghiệp, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập
báo cáo tài chính, như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế
toán.
- Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng
từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài
chính.
7.4.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm,
gồm:
- Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và
lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ
kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm
của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu
khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong
đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.
- Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố
định.
- Tài liệu kế toán về quá trình đầu tư, bao gồm tài liệu kế
toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết
toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
- Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt
hoạt động, phá sản đơn vị kế toán.
7.4.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định như
sau:
- Tài liệu kế toán được lưu trữ vĩnh viễn là các tài liệu
kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh,
quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quyết định căn cứ vào
tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết
định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ
phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức
khác;
- Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10
năm cho đến khi tài liệu kế toán bị huỷ hoại tự nhiên hoặc được tiêu
huỷ theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế
toán.
7.5. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế
toán
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu quy định
tại điểm 7.4 của phần quy định chung Quyết định này được tính từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
8- Kế toán trưởng
8.1. Bố trí kế toán trưởng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bố trí người làm kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán. Khi thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bố trí ngay người
làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Trường hợp khuyết kế
toán trưởng hoặc phụ trách kế toán thì người có thẩm quyền phải bổ
nhiệm ngay kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới. Doanh nghiệp
có thể bổ nhiệm kế toán trưởng, hoặc phụ trách kế toán hoặc thuê
kế toán trưởng.
Khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, người đại
diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công
việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng hoặc phụ trách kế
toán cũ và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới, đồng thời
thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho ngân hàng nơi
mở tài khoản giao dịch biết họ, tên và mẫu chữ ký của kế toán
trưởng hoặc phụ trách kế toán mới . Kế toán trưởng mới chịu trách
nhiệm về công việc làm của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc.
Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm
về tính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông tin, tài liệu kế
toán trong thời gian mình phụ trách.
8.2. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
Người được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa
phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; có ý
thức chấp hành pháp luật; chuyên môn,
nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công
tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm.
Người được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa
phải có các điều kiện sau đây:
- Không thuộc các đối tượng không được làm kế toán quy định
tại Điều 51 của Luật Kế toán;
- Đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và được cấp chứng chỉ
bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính.
8.3. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán
trưởng
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thuê doanh nghiệp dịch vụ kế
toán hoặc người có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán
hoặc làm kế toán trưởng.
- Người được thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải
đảm bảo những tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định tại các Điều 51, 55, 56
và Điều 57 của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Kế toán.
- Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ các điều
kiện:
+ Có chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại Điều 57
của Luật Kế toán;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ
Tài chính;
+ Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc có đăng ký hành
nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán.
- Người được thuê làm kế toán có trách nhiệm và quyền của
người làm kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 của Luật Kế
toán. Người được thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền
của kế toán trưởng quy định tại Điều 54 của Luật Kế toán.
- Người đại diện theo pháp luật của
đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về việc thuê làm kế toán, thuê
làm kế toán trưởng.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)